Tất tần tật kiến thức phân tích đối thủ trong kinh doanh

Tháng Năm 13, 2021

Để bắt đầu một chiến dịch kinh doanh thật thành công thì bước đầu tiên không thể thiếu là phân tích đối thủ cạnh tranh. Nhưng để phân tích được các doanh nghiệp cần phải làm những gì? Tại sao phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh? Hôm nay, để trả lờ các câu hỏi, các chủ doanh nghiệp, các marketier hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay lợi ích của việc phân tích đối thủ cạnh tranh ngay dưới bài viết này.

1. Lý do tại sao phải phân tích đối thủ cạnh tranh

Để trả lời cho câu hỏi trên chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu khái niệm của kỹ thuật phân tích đối thủ trước. Vậy phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh là gì?

Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình xác định, định hình được các tổ chức, doanh nghiệp trong thị trường ngành hàng, cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự doanh nghiệp của bạn và đánh giá đối thủ đó dựa trên một tổ hợp các tiêu chí đánh giá trong kinh doanh được xác định từ trước.

Phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả giúp doanh nghiệp có cái nhìn khách quan nhất về nguồn lực và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Từ đó, doanh nghiệp có thể rút ra được những quyết sách đúng đắn trong kế hoạch vạch ra chiến lược kinh doanh cho hiệu quả.

Ngoài, việc phân tích, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh sẽ đem lại rất nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp như:

  • Cho doanh nghiệp thấy được cơ hội kinh doanh và các chiến lược kinh doanh hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh.
  • Lắng nghe khách hàng để biết họ đang nhìn nhận doanh nghiệp bạn như thế nào so với đối thủ cạnh tranh.
  • Sử dụng phương pháp so sánh để tìm ra mô hình SWOT của doanh nghiệp.

2. Mô hình phân tích đối thủ

Trong quá trình phân tích đối thủ, doanh nghiệp cần phải lựa chọn & xác định được mô hình phân tích phù hợp với tình hình kinh doanh và loại hình doanh nghiệp. Để giúp doanh nghiệp đánh giá được một cách khách quan và chính xác nhất, chúng tôi (công ty phần mềm Ninja) xin được kể tên ra một số loại mô hình phổ biến cho các doanh nghiệp lựa chọn.

a. Mô hình SWOT

Đây là một mô hình phổ biến nhất hiên nay. Mô hình phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng, gồm 4 yếu tố phân tích chính được sử dụng: S – Strengths (điểm mạnh), W – Weaknesses (điểm yếu), O – Opportunities (cơ hội) và T – Threats (thách thức) trong một chu trình phân tích dự án hoặc tổ chức kinh doanh.

Mô hình SWOT

Mô hình SWOT hiệu quả

Thông qua phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ nhìn rõ mục tiêu của đối thủ cũng như các yếu tố cơ hội mà doanh nghiệp mình có thể cạnh tranh được và đánh bại đối thủ.

Trong một quá trình xây dựng, vạch ra kế hoạch chiến lược, phân tích SWOT đóng vai trò như là một công cụ căn bản nhất, hiệu quả cao giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về đối thủ để công việc ra quyết định được chính xác nhất.

b. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Một mô hình cũng không kém hiệu quả khi nghiên cứu đối thủ hiện nay, là mô hình được Michael Porter tạo ra giúp xác đinh, phân tích năm lực lượng cạnh tranh trên 5 phương diện khác nhau, và được áp dụng trong mọi ngành nghề công nghiệp.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh trong kinh doanh

5 áp lực cạnh tranh được liệt kê lần lượt như sau:

  • Đối thủ cạnh tranh hiện tại: áp lực này có tác dụng phân tích thị trường, thực trạng cơ câu ngành, thống kê doanh nghiệp đồng kinh doanh sản phẩm.
  • Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: đây là những doanh nghiệp có khả năng xâm nhập thị trường, tăng khả năng cạnh tranh. Phân tích giúp tạo yếu tố cản trở để các doanh nghiệp này tham gia thị trường.
  • Nhà cung cấp: áp lực này cho thấy tầm ảnh hưởng của nhà cung cấp tới giá nguyên vật liệu, giá bán sản phẩm, tác động trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi người tiêu dùng.
  • Khách hàng: là bộ phần có áp lực cao nhất, yếu tố quyết định sống còn của doanh nghiệp. Tác động trực tiếp tới tất cả các quá trình sản xuất, phân phối, thị trường…
  • Sản phẩm, dịch vụ thay thế: là sản phẩm hay dòng sản phẩm khác có thể là giải pháp thay thế cho sản phẩm của công ty. Để giảm được áp lực này, sản phẩm của doanh nghiệp phải đảm bảo được sự khác biệt rõ rệt trên thị trường.

c. Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM

Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM 2021

Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM có tên đầy đủ tiếng anh là Competitive Profile Matrix. Là một mô hình giúp xác định các đối thủ cạnh tranh chính và so sánh các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp so với đối thủ. Dựa trên 4 thành phần chính:

  • Các yếu tố phân tích: Là những yếu tố mà mỗi ứng viên tham gia ngành nếu muốn thành công cần phải làm tốt.
  • Trọng số của các yếu tố: Mỗi yếu tố cần có thang trọng số từ ít quan trọng (0.0) đến rất quan trọng (1.0). Trọng số thể hiện mức độ quan trọng của mỗi yếu tố tới sự thành công của các đối thủ trong ngành.
  • Xếp hạng của đối thủ trong yếu tố đó: Xếp hạng trong CPM đề cập đến mức độ hoạt động của đối thủ trong từng lĩnh vực. Xếp hạng nằm trong khoảng từ 4 đến 1, trong đó 4 có nghĩa là điểm mạnh chính, 3 – điểm mạnh phụ, 2 – điểm yếu nhỏ và 1 – điểm yếu chính.
  • Điểm và tổng điểm: Điểm số là kết quả của trọng số nhân với xếp hạng. Mỗi công ty nhận được một số điểm trên mỗi yếu tố. Tổng điểm chỉ đơn giản là tổng của tất cả các điểm cá nhân cho công ty. Công ty nhận được tổng điểm cao nhất tương đối mạnh hơn các đối thủ cạnh tranh.

3. Các bước để hoàn tất quy trình phân tích đối thủ

a. Bước 1: Lập danh sách các đối thủ cạnh tranh

Để xác định các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, bạn hãy tìm kiếm bằng cách điều tra đối thủ dựa trên từ khóa ngành hàng trên Google cũng như các sàn thương mại điện tử hiện nay. Danh sách đối thủ tạo ra nên từ 2-3 đối thủ chính trong ngành, 3-4 đối thủ có sản phẩm có khả năng thay thế.

Lập ra các tiêu chí lựa chọn phù hợp với doanh nghiệp và lĩnh vực đang kinh doanh:

  • Bán các loại sản phẩm tương tự.
  • Có một cơ sở kinh doanh tương tự.
  • Tiếp thị đối tượng nhân khẩu học tương tự hay hơi khác nhau.
  • Cả hai đều mới tham gia thị trường hay đối thủ có nhiều kinh nghiệm hơn.

Tìm hiểu thông tin về đối thủ qua những phương pháp sau:

  • Google và các công cụ tìm kiếm
  • Quảng cáo trực tuyến
  • Khách hàng: thu thập thông tin khách hàng trực tiếp (bảng hỏi, phỏng vấn,…) hoặc gián tiếp để tìm hiểu khách hàng nghĩ gì về đối thủ.
  • Ấn phẩm thương mại
  • Truyền thông xã hội và diễn đàn
  • Sử dụng báo cáo của CRIF D&B Việt Nam để thu thập thông tin đối thủ.

b. Bước 2: Phân loại đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh phân loại theo các mức độ cạnh tranh:

  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: là các doanh nghiệp cung cấp một hay nhiều sản phẩm/dịch vụ tương tự cho đối tượng mục tiêu của bạn. Đây là những doanh nghiệp có thương hiệu mà khách hàng thường xuyên so sánh với doanh nghiệp của bạn.
  • Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: là những doanh nghiệp bán các mặt hàng sản phẩm hoặc dịch vụ tương đương nhưng cho một nhóm đối tượng khách hàng khác.
  • Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: là những doanh nghiệp có thương hiệu liên quan có thể tiếp thị cho cùng một nhóm đối tượng khách hàng, nhưng không bán cùng sản phẩm/dịch vụ với doanh nghiệp bạn hoặc trực tiếp cạnh tranh với bạn theo bất kỳ cách nào. Họ có thể là đối tác tiềm năng hoặc đối thủ cạnh tranh trong tương lai nếu họ muốn mở rộng công việc kinh doanh.

c. Bước 3: Thu thập thông tin đối thủ cạnh tranh

Để tiến hành thu thập thông tin đối thủ một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định các nhóm thông tin cần thu thập. Doanh nghiệp cần thu thập 5 nhóm thông tin khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh:

  • Tổng quan về doanh nghiệp đối thủ
  • Sản phẩm/ Dịch vụ của đối thủ
  • Kênh phân phối
  • Truyền thông của đối thủ
  • Khách hàng của đối thủ và sự nhận thức của họ về đối thủ

d. Bước 4: Lập bảng phân tích đối thủ cạnh tranh

Để nghiên cứu và phân tích được hiệu quả, các nhà doanh nghiệp cần đưa ra hàng loạt các tiêu chí chi tiết, trả lời chính xác nhất có thể để có được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, mỗi lĩnh vực, doanh nghiệp sẽ có những chiến lược riêng khi lập bảng. Vì vậy, bảng dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo cho những nhà kinh doanh mới chập chững phát triển nắm rõ được cách lập bảng hơn.

Đối thủ cạnh tranh A Đối thủ cạnh tranh B Đối thủ cạnh tranh C
Địa chỉ hoạt động của đối thủ cạnh tranh (trụ sở và vùng hoạt động)
Doanh thu hàng năm của đối thủ cạnh tranh là bao nhiêu?
Danh sách ban quản lý và hội đồng quản trị gồm những ai?
Các thông tin về liên kết, liên doanh cũng như loại hình công ty của đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh có những điểm mạnh gì?
Điểm yếu của đối thủ cạnh tranh là gì?
Mô hình hoạt động hoặc dây chuyền sản xuất của đối thủ cạnh tranh như thế nào?
Chức năng, thẩm mỹ, các tiêu chí khác về sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh so với bạn thế nào?
…………

e. Bước 5: Ứng dụng các mô hình

Bước này đã được chúng tôi triển khai ở phần 2, quý doanh nghiệp lựa chọn loại mô hình phân tích cần phù hợp với loại hình riêng của doanh nghiệp mình.

  • Mô hình SWOT
  • Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter
  • Ma trận hình ảnh canh tranh CPM:
  • Mô hình đa giác cạnh tranh: Mô hình đa giác cạnh tranh là mô hình gồm nhiều yếu tố cạnh tranh dưới đồ thị dạng đa giác để mô tả khả năng của một doanh nghiệp trong mối quan hệ với đối thủ hoặc tập hợp đối thủ.
  • Phân tích nhóm chiến lược: Phân tích nhóm chiến lược là một khung phân tích cạnh tranh cho phép bạn phân tích các doanh nghiệp đối thủ theo từng cụm dựa trên sự tương đồng của chiến lược.

f. Bước 6: Lập báo cáo

mẫu bảng báo cáo

mẫu báo cáo trình cấp trên

Sau quá trình thu thập, nghiên cứu, phân tích đầy đủ bạn cần lập ra một bản báo cáo hoàn chỉnh để trình bày với cấp trên. Đề ra được chiến lược kinh doanh, giải pháp trong quá trình phát triển của doanh nghiệp sau này.

g. Một số lưu ý

  • Tránh cẩu thả trong quá trình thu thập thông tin: Quá trình thu thập thông tin về doanh nghiệp phải thực hiện trong một thời gian dài, vì không có doanh nghiệp nào là dậm chân tại chỗ. Khi quá trình thu thập được kéo dài thì thông tin càng chính xác, quá trình ra quyết định càng hiệu quả.
  • Chú ý tới thời gian, thời điểm diễn ra quá trình phân tích: Chú ý tới từng thời điểm phát triển của đối thủ, tránh tình trạng xem quá trình phát triển của đối thủ chỉ trong 1 thời điểm nhất định.
  • Có được định hướng rõ ràng: Phải ra được hướng đi rõ ràng ngay từ đầu khi chuẩn bị bắt đầu phân tích, từ đó mà không bị lạc hướng trong quá trình nghiên cứu, phân tích đối thủ, thị trường.
  • Làm việc, đưa ra quyết định dựa trên số liệu phân tích, bỏ qua chủ nghĩa cá nhân: Dựa trên cơ sở dữ liệu là yếu tố khách quan nhất mà các doanh nghiệp có thể tin tưởng.
  • Đầu tư đúng chỗ để có chất lượng thông tin cao: Doanh nghiệp chấp nhận sự đầu tư sẽ nhận được những dữ liệu quan trọng, quý báu nhất khi phân tích. Từ đó, tất yếu quá trình ra quyết định, vạch ra chiến lược sẽ được hiệu quả hơn.

Trên đây. là tất cả các kiến thức cơ bản về cách phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả. Để ủng hộ chúng tôi có thêm các bài viết sau, các bạn có thể xem thêm một số công cụ hỗ trợ quảng bá thương bá hiệu thật tốt như phần mềm Ninja Auto Postphần mềm Ninja Care hỗ trợ bán hàng hiệu quả.

Phần mềm Ninja Marketing

HOTLINE: 0978.888.466

Gmail: phanmemquangcaoninja@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/PhanMemNinja.info

Bộ giải pháp Phần mềm Ninja - phần mềm Marketing giúp Doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và phủ sóng marketing mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội.Vui lòng gọi điện đến Hotline để được cài đặt và sử dụng NGAY HÔM NAY.
Mr. Hoàng Lâm : 0908 165 480
Mr. Trương Liệt : 0929 382 839
Mr. Đoàn Dũng : 0815 747 579
Mr. Đỗ Vũ : 0377 897 837
Mss. Lâm Huỳnh : 0766 665 286
Mss. Biện Thủy : 0985 941 341
Đừng quên Follow các kênh mới nhất của chúng tôi để nhận được thông tin hấp dẫn.
Group : https://fb.com/groups/congdongninja
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/
Youtube: Phần mềm marketing Ninja – YouTube

CÁC BÀI VIẾT KHÁC
phan-mem-ninja
hỗ trợ trực tuyến

phan-mem-ninja Hotline 24/7: 0908.165.480

phan-mem-ninja Mr. Đoàn Dũng: 0815 747 579

phan-mem-ninja Mr. Hoàng Lâm: 0908 165 480

phan-mem-ninja Mr. Liệt: 0929 382 839

phan-mem-ninja Mr. Đỗ Vũ: 0377 897 837

phan-mem-ninja
phan-mem-ninja